KỊCH BẢN TUYÊN TRUYỀN


  ĐOÀN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT

 BCH ĐOÀN KHOA LUẬT KINH TẾ

***



ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH



TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2024

KỊCH BẢN TUYÊN TRUYỀN

“THIẾU NHI VỚI SẮC MÀU PHÁP LUẬT”


1. Tên vở kịch: TẤM CÁM THỜI @

2. Thể loại: Chính kịch.

3. Giới thiệu nhân vật:


NHÂN VẬT 

MÔ TẢ 

PHÂN VAI 

TẤM

Con của vợ trước, tính tình hiền lành, đảm đang


MẸ CÁM

Mẹ kế, độc đoán, luôn cho mình là đúng, rất thương Cám


CÁM 

Lười biếng, đanh đá, hay bắt nạt Tấm


BỤT 

Người giải quyết tình huống, giúp Tấm và đưa ra các quy định, hình phạt cho mẹ con Cám 


Dẫn truyện




Nội dung: 

Phân cảnh

Thoại

Ghi chú

Mở đầu

Dẫn truyện: Trong 1 ngôi làng nhỏ cạnh con sông nhỏ có 1 con đường nhỏ. Trên con đường nhỏ đó lại có một ngôi nhà nhỏ cạnh 1 cái ao nhỏ. Trong ngôi nhà nhỏ cạnh cái ao nhỏ lại có một gia đình nhỏ. Trong cái gia đình nhỏ đó  có 1 người con nhỏ và 2 ba mẹ LỚN. Ba người họ sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng…, bỗng một ngày người vợ qua đời vì bệnh tật, không bao lâu sau, người chồng kết hôn với một người phụ nữ khác. Bà ta dẫn theo một cô con gái tên Cám về sống chung với gia đình họ . Rồi người chồng cũng không may qua đời vì tai nạn, gia đình ấy giờ chỉ còn người con gái tên là Tấm, người mẹ kế và con gái của bà ta là Cám. Kể từ khi người chồng mất , mẹ kế mới lộ ra bộ mặt thật là người phụ nữ chua ngoa, độc đoán. Bà ta bắt Tấm làm hết mọi công việc nhà, còn Cám thì không phải làm gì cả.


Mẹ Cám: Tấm đâu, con Tấm đâu? Sao nhà cửa bừa bộn thế kia!!!


Tấm (chạy vội ra): Dạ thưa dì, dì chờ con chút, con mới đi học về, giờ con dọn ngay đây ạ.


Mẹ Cám: Mày liệu mà dọn cho nhanh rồi nấu cơm kẻo em nó đói. Mà nhắc mới nhớ, Cám ngoan xinh yêu của mẹ đâu rồi ?

(ĐÂY RỒI!!! đến từ khán giả)

Tấm: (vỗ tay,dậm chân) Tầm bậy, Dạ thưa dì, con không biết ạ, em Cám đi chơi từ sáng tới giờ chưa về ạ

Mẹ Cám: Vậy thì con khoan dọn cơm ra, đi kiếm em về đây cho dì.


Tấm (ngưng dọn): Dạ vâng con đi ngay đây ạ.


Dẫn truyện: Ở góc sau nhà, Cám đang vui vẻ nghịch nước, để nước lênh láng khắp nơi.


(NHẠC)


Cám (mở nước, nô đùa): WOW, thật nhiều bọt bong bóng quá điii


Tấm: Em đang làm gì mà lại để nước chảy lênh láng thế kia?


Cám: Trời ơi! Chị Tấm đầu tóc lấm lem bùn đất của tôi đây mà 

Chị không thấy sao còn hỏi? Tôi đang rửa tay

(Tấm vội chạy lại khóa nước)

Sao tự dưng chị tắt nước của tôi?

Tấm: Nhưng em vậy là đang lãng phí nước sạch đấy. Em có biết có bao nhiêu vùng khó khăn ngoài kia họ không có nước sạch để sinh hoạt cũng như sử dụng không?


Cám : Ôi dồi ôi, họ không có nước là chuyện của họ, mình có thì mình thích dùng sao là việc của mình. Chị bớt lo chuyện bao đồng đi, chị tránh ra cho tôi. (hất Tấm sang một bên)


Tấm: Em có biết lãng phí nước sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào không?

 

Cám: Chị cứ lo xa, nước sạch đầy ra đó, tôi chơi có một tí làm sao mà hết được, sao gọi là lãng phí nước?


Tấm: Em phải biết nước không phải là vô tận, nếu con người không có nước sạch để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày, đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, nước vệ sinh,… Điều này có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó còn làm tăng nguy cơ cháy nổ và làm mất cân bằng hệ sinh thái nữa.


Mẹ Cám: Chuyện gì……? (NHẠC) Chuyện gì?


Cám: Mẹeee! Chị Tấm bắt nạt con.


Mẹ Cám: Để mẹ, (dùng tay nép Cám ra sau lưng) Con Tấm, mày lại ăn hiếp em nữa à, dì đã nói bao nhiêu lần rồi, cha con mất sớm, dì phải một tay nuôi 2 đứa, 2 đứa phải biết yêu thương lẫn nhau. Con đã không lo cho em con mà con còn bắt ăn hiếp em (Cám lấy cây roi cho mẹ) 


Tấm: Dạ…không phải…con không có ăn hiếp em, tại em Cám…


Mẹ Cám (chen ngang, giơ tay lên doạ đánh Tấm): Còn dám trả treo nữa hả, tao đánh cho mày chừa! 

Tấm: Dì ơi dì đừng đánh con, dì ơ, á á,... (vừa van xin vừa né)


Cám: Thôi mẹ ơi, mẹ đánh vậy chắc chắc chị Tấm biết lỗi rồi ak, chỉ hỏng dám nữa đâu (Tấm gật đầu lia lịa, ôm chân Mẹ Cám). (Thì thầm) Với lại mẹ đánh chỉ như vậy lỡ lát chỉ nằm lăng ra đó, ai nấu cơm cho mẹ con mình ăn. Con đói bụng lắm rồi. (Mẹ Cám gật gù)


Mẹ Cám: Con thấy chưa, em con nó thương con như vậy mà con lại ăn hiếp nó. Lần này dì tha cho đó nghe chưa, đi vào trong dọn cơm liền đi cho dì


(Tấm vừa đi vào cánh gà vừa khóc thút thít) (2 mẹ con Cám nhìn nhau đắc ý)


Cám: Con là con yêu mẹ nhất luôn đó


Mẹ Cám: Con gái ngoan của mẹ lúc nào cũng đúng hết trơn ak. Đi vào trong ăn cơm với mẹ.

 

Cản 2

Dẫn truyện: Một tuần sau…


Mẹ Cám (vừa đi ra vừa nói): Ối giời ơi ! Sao mà nhà cửa bừa bộn thế này ! Con Tấm, Con Tấm đâu rồi? Sao để nhà cửa thế này. Đi đâu rồi không biết, gọi mãi mà không nghe (tức giận, chống nạnh)


Cám (bước ra): Trời ơi mẹ ơi, trời nắng mà mẹ cứ la mắng sang sảng chi vậy? Chị Tấm chỉ đi dã ngoại với trường qua giờ rồi mẹ không biết à. (ngửi ngửi) Mà mẹ có nghe mùi gì thúi thúi không?


Mẹ Cám (nhìn xung quanh, ngửi ngửi): Ừ con nói mẹ mới để ý, mùi gì ở đâu ra mà thúi vậy ta?

Tương tác với khán giả 

Cám (nhìn xung quanh, nhìn thấy và chỉ tay vào bịch rác): À ra là mùi từ đây ! Mẹ coi nè, có bịch rác chưa vứt nè mẹ.


Mẹ Cám: Trời ơi bảo sao thúi quắc. Thôi chị Tấm không có nhà, con đem bịch rác đi vứt đi Cám.


Cám (nũng nịu): Thôi mẹ ơi, con không đi vứt đâu, mẹ cũng biết chỗ vứt rác xa như nào mà mẹ.


Mẹ Cám: Ừ thì xa thật nhưng không vứt thì chẳng lẽ con định để cái nhà mình thúi rình như vậy à? 


Cám: Dạ…Giờ con đi liền…


Mẹ Cám: Ừ đi đi…Mẹ vô mần công chuyện cái!


Cám: Thiệt chứ…Chỗ vứt rác xa quá đi…A cái ao kìa. Bây giờ mình vứt xuống đây thì đâu ai biết đâu nhỉ.

TƯƠNG TÁC KHÁN GIẢ

(Các em nhỏ ơiiii, chị có nên vứt rác ở đâu không nhỉiii?

Nhưng mà kệ chị lười lắm, chị vứt đây! Mà mấy em đừng kể ai nhaaa!)


Dẫn truyện: Một hôm nọ khi Cám đang chơi gần ao


Cám (hát): tự dưng thèm cá quá nhỉ? Hay mình kêu mẹ mua cá nấu cho mình ăn ta? Mẹ ơi, mẹ!


Mẹ Cám (từ trong đi ra): Ơi ngoan xinh yêu của mẹ, gọi mẹ gì đấy?


Cám (nũng nịu): Mẹ ơi tự dưng con muốn ăn cá quá, mẹ mua cá rồi nấu cá ăn đi.


Mẹ Cám: Rồi rồi con gái yêu của mẹ muốn gì mẹ cũng chiều. Ôi con có thấy gì không? Hình như mẹ thấy dưới ao có cá hay sao í (nhìn về phía ao)


Cám (đi lại gần ao, nhìn xuống): Đúng rồi mẹ ơi, mẹ lại đây nhìn nè, nhiều cá lắm.


Mẹ Cám (lại gần): Đúng rồi nè, là cá bống đó con, để mẹ đi lấy đồ bắt cá. Nay nhà mình được bữa no nê lun.


Cả 2 cùng hát (nhạc Bống Bống Bang Bang)


Mẹ Cám: Haha quá chừng cá nè Cám ơi. 

(Vừa bắt cá vừa nhảy Day and night)

Đi, vào nấu cơm thôi


Cám: Vậy con đi ngủ trước nhaaa!


Mẹ Cám: Nhưng mà sao vòi nước bị tắt rồi nhỉ? Rồi rồi hôm bữa con bé Cám nghịch nước đây mà ! Thôi không sao, mình lấy nước ngoài ao nấu đỡ vậy 



Dẫn truyện: Sau khi đánh chén no nê bữa cá bống, cả 2 mẹ con Cám đều bị đau bụng dữ dội. Tấm sau khi đi dã ngoại về, (NHẠC) thấy 2 mẹ con Cám bị như thế liền đưa họ vào bệnh viện ngay. 

TƯƠNG TÁC KHÁN GIẢ

Cám (ngồi dậy, ôm dụng): Huhu, sao ăn có một bữa cá mà tai hại vậy nè trời ! Từ giờ chắc không bao giờ dám ăn cá nữa quá.


Mẹ Cám: Thôi nín đi con. Nín đi mẹ chở đi ăn kem nà ! ăng kèm nà !


Cám: Huhuhu….


Mẹ Cám: Im coi, đừng để mẹ bực bội !


Tấm: Đúng rồi, nín đi em, cũng may là không nguy hiểm gì đến tính mạng.


(Bác sĩ đi vào)


Bác sĩ: Chào cả nhà, theo kết quả xét nghiệm, cả nhà mình bị ngộ độc thực phẩm. Cho tôi hỏi là trước nó nhà mình đã ăn những gì?


Mẹ Cám: Dạ thưa bác sĩ, nhà chúng tôi chỉ ăn mấy con cá bắt được ở cái ao sau nhà thôi ạ.


Tấm (hoảng hốt): Dạ? Dì bảo cá bắt ở cái ao sau nhà sao? Là cái ao mà con hay thấy dì với em lén vứt rác xuống đó hả dì?


Cám: Chị nói tầm bậy gì thế? Lén hồi nào chứ? Em vứt công khai mà.


Bác sĩ: Ra vậy, vậy là nhà mình vứt rác xuống ao khiến nước trong ao bị ô nhiễm, dẫn đến cá trong ao cũng vì vậy mà nhiễm chất độc. Nhà mình ăn phải những con cá đó nên mới phải nhập viện thế này đây, gieo nhân nào gặt quả nấy thôi.


Cám: Bác sĩ cứ khéo đùa, con vứt có vài bịch rác thì ô nhiễm thế nào được ạ?


Bác sĩ: Vậy là chị không biết rồi,(NHẠC) trong rác thải có chứa rất nhiều chất độc hóa học cũng như vi khuẩn và các loại vi rút. Việc các chất thải chưa được xử lý mà xả thẳng ra môi trường khiến nguồn sống của các sinh vật bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là các sinh vật dưới nước chết dần chết mòn vì môi trường sống bị ảnh hưởng trực tiếp. Nếu chúng ta ăn phải các loài cá sống trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thâm chí dẫn đến ưng thư .Bên cạnh đó, theo điểm c,d Khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì chị có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.


Mẹ Cám (mặt hoảng hốt): Tôi mới không tin đâu. Bác sĩ lừa tôi đúng không, làm sao mà một bác sĩ lại biết nhiều quy định pháp luật vậy được chứ?


Bác sĩ: Bởi vì tôi là Bụt mà. (thảy kim tuyến) (NHẠC)


Mẹ Cám, Cám, Tấm (mặt ngạc nhiên): Hả?


Bác sĩ: À ý tôi là tôi tên Bụt, mọi người hay gọi tôi là Bụt Biết Tuốt bởi gì tôi cũng biết, mấy quy định pháp luật này ai mà chẳng từng được học chỉ là mọi người không ghi nhớ thôi.


Mẹ Cám: Vậy bác sĩ ơi bác sĩ, giờ tôi phải làm thế nào ạ?


Bác sĩ: Hiện giờ, 2 mẹ con cứ nghỉ ngơi cho khoẻ hẳn. Sau đó, về nhà, dọn ao và phân loại rác dựa trên hướng dẫn của Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau: 

Ve vẻ vè ve

Cái vè môi trường

Về phân loại rác

Bạn ơi hãy nhớ

Chất thải tái chế

Còn gọi phế liệu

Như là sách giấy

Đồ nhựa thuỷ tinh

Ta thu giữ lại

Rồi mang đi bán

Hoặc trao gửi lại 

Cho các lực lượng

Thu gom tái chế

Đến nhóm tiếp theo

Chất thải phân huỷ

Là thức ăn thừa 

Rau, quả hư hỏng

Xác động, thực vật

Cũng đơn giản thôi

Sẽ được thu gom

Ngay tại nguồn đó

Có lịch cố định

Vào các thứ sau

Hai, tư, năm, bảy

Thêm cả chủ nhật

Còn ba với sáu

Thì sao bạn ơi? 

Chất thải còn lại

Thu gom sạch sẽ 

Chất thải điện tử

Đèn hỏng pin hư

Uỷ ban nhân dân

Là nơi thu hồi