LAW IN LIFE - PHÁP LUẬT TRONG CUỘC SỐNG

Tiếp nối thành công của các mùa trước, chương trình “Law In Life - Pháp luật trong cuộc sống” do Đoàn khoa Luật Kinh tế - UEL tổ chức đã chính thức quay trở lại, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều điều thú vị, là một chương trình đáng mong chờ, mang đến những thông tin vô cùng hấp dẫn và bổ ích cho các bạn trẻ. 


Đến với “Law In Life”, các sinh viên sẽ được tiếp thêm cơ hội nâng cao hiểu biết của bản thân về pháp luật trong cuộc sống, rút ra được kinh nghiệm trong những vấn đề gắn liền với đời sống hằng ngày. Đồng thời, đây cũng là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các bạn trẻ khi có cơ hội tham gia các hoạt động minigame và các cuộc thi thú vị. Bên cạnh đó, BTC chương trình cũng đã chuẩn bị rất nhiều những phần quà hấp dẫn dành cho người tham gia.


Hình 1. Chương trình "Law In Life - Pháp luật trong cuộc sống"


Hiện nay, trong tình hình dịch bệnh Covid đang ngày càng phức tạp, đồng thời xuất hiện nhiều thiên tai bão lũ làm cho kinh tế người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lợi dụng điều này, các kẻ gian đã nhắm tới lòng tốt của mạnh thường quân để trục lợi cho bản thân và tạo thêm tiếng tốt cho chúng. Đó chính là lý do vì sao mà xuất hiện làn sóng “Sao kê" của người dân đối với những kẻ ăn chặn trong xã hội ngày nay.


Nhận thức được vấn đề nhức nhối của xã hội, Law In Life đã chính thức khởi động, với chủ đề tập đầu tiên mang tên “Sao kê - Sáng tỏ từ thiện”. Ở tập này, người xem được cung cấp thêm kiến thức về khái niệm, mục đích “Sao kê”, cũng như những quy định - chế tài xoay quanh vấn đề này. Để tìm hiểu chi tiết, ấn vào link dưới đây: https://bom.so/AI5ul9.


Đến với tập 2, Law In Life mang đến những kiến thức pháp lý bổ ích về đề tài “Tín dụng đen - Nạn cho vay nặng lãi”. Đây cũng được coi là một đề tài nóng hổi luôn được bàn tán. Ở nội dung này, chương trình đã giải đáp được những thắc mắc như “Tín dụng đen” là gì?, “Tín dụng đen” hoạt động trên những hình thức phổ biến nào? Các vấn đề xoay quanh “tín dụng đen” gồm những gì? Bên cạnh đó cũng nêu lên những tác hại và chế tài liên quan đến vấn đề này. (Link chi tiết: phần 1 https://bom.so/bFgIdk và phần 2 https://bom.so/sjV7M4


Tập 3 của chương trình là những kiến thức bổ ích về đề tài “Tội phạm tình dục”. Những năm gần đây, tình hình tội phạm tình dục đang có những diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhiều vụ án đã gây bức xúc lớn trong dư luận do mức độ và hành vi đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em gái, mà còn là các bé trai. Điều đó đã cho thấy, nhóm đối tượng dễ tổn thương này đang trở nên mất an toàn một cách đáng báo động. Chính vì vậy, đây là một vấn nạn nóng sốt và cấp thiết cần được làm rõ. 

 

Hình 2. Tập 3 Law In Life - “Báo động - Tội phạm tình dục”


Ở tập 4, vấn đề về các video cắt ghép bôi nhọ người khác xuất hiện ngày càng nhiều và gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chúng ta cũng được cập nhật tại Law In Life. Tại đây, các bạn trẻ sẽ được mở rộng tầm biết về những quy định chung, các chế tài xử lý và những trường hợp thực tế xoay quanh vấn nạn này.


Gần đây nhất phải kể đến tập 5, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, internet và các trang mạng xã hội nói riêng đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Khi mà con người đã coi mạng xã hội là “môi trường xã hội”, thì sự phát triển ở đó của trẻ em lại là một vấn đề cần được quan tâm nhất. 

 

Hình 3. Tập 5 Law In Life - “Khung pháp lý phòng, chống nội dung văn hóa phẩm đồi trụy trên các nền tảng mạng xã hội lớn - Bảo vệ sự phát triển của trẻ em”

 

Hiện nay, có rất nhiều văn hoá phẩm đồi truỵ được lan truyền tràn lan trên mạng xã hội mà không được kiểm duyệt chặt chẽ. Thế nên, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến với các thanh thiếu niên, nhất là đối với trẻ em nước ta - những mầm non tương lai của Tổ quốc. Do đó, để có thể ngăn chặn được những việc xấu liên quan đến các văn hoá phẩm đồi truỵ, ở tập này, Law In Life đã khai thác đến đến chủ đề “Khung pháp lý phòng, chống nội dung văn hóa phẩm đồi trụy trên các nền tảng mạng xã hội lớn - Bảo vệ sự phát triển của trẻ em”


Nguồn: Đoàn khoa Luật Kinh tế - UEL